Van bướm là gì?
I. Van bướm là gì?
Van bướm là van ( Valve) được sử dụng để điều tiết ( hoặc dùng để đóng/mở đường ống) dòng chảy trong đường kính ống có kích thước lớn bằng cách cánh bướm xoay theo các góc độ khác nhau.Khi chúng ta tác động lên tay gạt, tay quay hoặc vô lăng thì sẽ tác động lên trục của van bướm làm cánh bướm sẽ xoay theo các góc mở khác nhau khi đó dòng tiết lưu chảy qua ống sẽ có lưu lượng khác nhau. Thông thường trạng thái đóng hoàn toàn thì góc mở bằng 0 độ, còn khi van mở hoàn toàn thì cánh xoay một góc 90 độ so với trục chính giữa của nó
II. Cấu tạo của van bướm
Van bướm cấu tạo gồm các phần chính sau:
a. Thân van:
Thân van bướm là một vòng kim loại, inox, gang hoặc nhựa được đúc liền để có các lỗ bắt bulong vào mặt bích định vị vị trí van trên đường ống
b.Đĩa van:
Hay còn được gọi là cánh bướm: Cánh van bướm thường được làm bằng gang, gang dẻo, thép, inox, nhựa, đĩa van có thể định vị ở các góc mở khác nhau điều này giúp van bướm có thể điều tiết được chất lưu trong đường ống
c.Bộ phận làm kín:
Bộ phận làm kín hay còn gọi là gioăng làm kín, có thể bằng cao su, PDFE, TEFLON
Bộ bận tay gạt hoặc vô lăng: Là bộ phận dùng để tác động lên van tạo ra góc mở khác nhau hay tạo ra trạng thái đóng hoặc mở hoàn toàn
Ngoài ra chúng ta còn có các bộ phận khác như trục van, bánh răng định vị, bulong, v,v...
III. Nguyên lý hoạt động của van bướm
Đặt van bướm ở vị trí mở ¼ trước khi lắp đặt để tránh làm biến dạng miếng đệm(sleeve) do xiết quá chặt, làm kẹt và rò rỉ.
- Đường kính của 2 đường ống lắp van bướm phải bằng nhau để đảm bảo không gian hoạt động cho đĩa van.
- Cần phải có một khoảng cách mặt bích vừa đủ để lắp van để không làm hư hại miếng đệm(sleeve)
- Xiết chặt các ốc, vít từ từ theo mặt phẳng
- Không sử dụng miếng đệm (gasket)giữa mặt bích và van
- Kích thước mặt bích phải đồng nhất kích thước van
- Không được hàn mặt bích gần Van Bướm đã được lắp đặt.
- Đối với van bướm đường kính lớn, khi lắp đặt thì ưu tiên lắp van với trục ti nằm ở vị trí ngang
- Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng.
chiều kim đồng hồ là hiện quá trình đóng van. Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ.
IV. Ứng dụng và phân loại van bướm
1. Ứng dụng
Van bướm được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống như: khí nén, khí ga, điều hòa, hệ thống lạnh, hệ thống PCCC, dược phẩm, v.v... Van có kích thước nhỏ, dễ lắp đặt ở những nơi chật hẹp. Van bướm đặc biệt phù hợp để đóng mở, tiết lưu những chảy lớn của chất lỏng hoặc khí ở áp suất tương đối thấp và để xử lý các chất lỏng hoặc chất lỏng với số lượng lớn chất rắn lơ lửng.
2. Phân loại van bướm
2.1. Theo dạng kết nối
- Van bướm mặt bích
- Van bướm tai bích
- Van bướm kẹp
2.2. Theo phương thức truyền động
2.3. Theo nguyên liệu chế tạo
- Van bướm inox 304, 316 ( van bướm vi sinh )
- Van bướm thân gang đĩa inox
- Van bướm thép (chịu áp suất cao)
- Van bướm nhựa (chịu hóa chất)
2.4. Theo nguồn gốc xuất xứ
- Van bướm Hàn Quốc
- Van bướm Đài Loan
- Van bướm Trung Quốc
- Van bướm Malaysia
Công ty chúng tôi chuyên nhập khẩu các loại van công nghiệp, vật tư ngành nước với đầy đủ chủng loại, mẫu mã, giá cả tốt nhất để đưa đến tay người dùng những sản phẩm tốt nhất, Quý khách hàng có nhu cầu mua hay tham khảo giá van công nghiệp khác vui lòng liên hệ với tới số 0986.117.127 - Mr.Việt hoặc vào website: vannuochanoi.com để được tư vấn.
Nhận xét
Đăng nhận xét